Quy trình 5 bước lát gạch bền đẹp mọi công trình
Lát gạch là yêu cầu không thể thiếu của bất kỳ công trình xây dựng nào ở thời điểm hiện tại. Ngoài chức năng tăng tính thẩm mỹ, gạch còn có nhiều lợi ích trong bảo vệ công trình và tăng sự thoải mái cho người ở. Vì vậy để lát gạch đẹp và bền thì người thực hiện cần đảm bảo 5 bước của quy trình lát gạch chuyên nghiệp.
Vì sao nên lát gạch cho công trình?
Có rất nhiều chất liệu gạch lát được ưa chuộng trên thị trường như gạch men, gạch ceramic, đá hoa cương… Một trong số đó có gạch men là chất liệu phổ biến nhất. Hầu hết không gian của công trình đều có thể lát gạch như lát nền, tường khu ban công, phòng khách, vực bếp, cầu thang, nhà vệ sinh…
Ngoài giúp tăng độ thẩm mỹ cho công trình thì lát gạch còn mang đến nhiều lợi ích khác. Gạch giúp cách nhiệt cho công trình, dễ dàng dọn dẹp vệ sinh, chống trơn trượt, chống thấm, chống ẩm…
Tìm hiểu 5 bước lát gạch theo quy trình chuyên nghiệp
Bước 1: Đổ lớp nền trước khi lát gạch
Trước khi lát gạch cho bất kỳ vị trí nào trong nhà như sàn, tường hay hành lang thì cũng cần vệ sinh khu vực sạch sẽ. Tiếp đó trộn lớp vữa lót hay còn gọi là hồ dầu để trát toàn bộ nền. Lớp vữa lót có thể để dày từ 2 đến 3cm.
Dùng dây, ống nước hoặc máy cân mực laser để xác định độ nghiêng cho sàn rồi dùng thước làm phẳng mặt nền.
Đọc thêm: Tìm hiểu 3 loại máy xây dựng mà mọi công trình cần có
Bước 2: Đo diện tích sàn và tính số gạch cần dùng
Cần xác định được diện tích của sàn cần lát gạch và loại gạch sử dụng để tính ra được số tấm gạch cần dùng cho mỗi sàn. Hầu hết các sàn đều cần những tấm gạch nhỏ hoặc cắt góc để lát vào các vị trí đặc biệt như chân tường, chân cột hoặc để trang trí.
Khi đó nên dùng bàn cắt gạch để cắt đúng và đẹp mắt. Tránh dùng búa gõ có thể dẫn đến bể gạch. Dùng các loại cưa điện cũng là một giải pháp nhưng thường tốn nhiều thời gian và công lao động.
Bước 3: Bắt đầu lát tấm gạch đầu tiên
Cần xác định được điểm để lát tấm gạch đầu tiên, nên căng dây hoặc dùng máy cân mực để xác định đường thẳng cho hàng gạch.
Rải lớp nước xi măng tại vị trí lát để tăng độ kết dính, cho phần vữa lót vào mặt gân của tấm gạch và đặt vào vị trí.
Nên lát từ trên xuống dưới và từ trong ra ngoài. Dùng búa để gõ nhẹ vào gạch để tăng độ kết dính.
Bước 4: Chà ron hay chít mạch
Có thể sử dụng xi măng trắng, nước than hoặc bột màu để làm vữa nhằm tạo độ thẩm mỹ cho sàn. Trộn xi măng và cát theo tỉ lệ 1:1 sau đó cho nước vào từ từ đến khi đạt độ nhão vừa phải. Vữa này sẽ dùng để thít vào các rãnh giữa các tấm gạch.
Nên dùng bai có mũi nhọn để cho lượng vừa phải vữa vào các rãnh. Tránh để vữa rơi xuống làm bẩn mặt gạch.
Bước 5: Vệ sinh nền gạch đã lát
Sau công đoạn chà ron thì phần vữa thừa và vữa bị rơi rớt trên mặt gạch là không thể tránh khỏi. Như vậy để có thể bàn giao công trình để đưa vào sử dụng thì cần phải làm sạch nhất có thể sàn đã lát gạch.
Thông thường từ 24 đến 48 giờ tùy vào loại vữa và điều kiện thời tiết thì có thể tiến hành làm sạch mặt sàn đã được lát gạch.
Có thể xả nước vào nền nhà và dùng giẻ lau sạch để lau các vết bẩn và vữa thừa trên bề mặt gạch.
Như vậy, với 5 bước đơn giản bất kỳ ai cũng có thể tiến hàmanh tự lát gạch. Tùy vào loại gạch và yêu cầu kỹ thuật mà có thể có thêm hoặc bớt một số bước.
Ngoài ra để nền gạch luôn bền và giữ được độ sáng bóng nên thường xuyên lau bằng giẻ cùng nước sạch hoặc nước lau nhà. Nên hạn chế các tác động quá mạnh gây nứt vỡ gạch.
22/11/2021,
13:26